Điều khiển một hệ thống lớn không đơn giản chút nào.

 

Hệ thống lớn có thể hình dung là một đơn vị sản xuất, là sự thực hiện một dự án, một cơ quan, một tổ chức có con người tham gia như những thành viên.
Mỗi người là một hệ thống phức tạp thì nhiều người hình thành một hệ thống lớn.

Cái khó của quản lý một hệ thống lớn có con người tham gia là phải tuân theo các yêu cầu của hệ điều hành một hệ thống lớn.
Hệ thống lớn có những quy tắc riêng của nó. Hệ thống lớn có con người tham gia , cần hiểu rõ các quy tắc của hệ thống lớn và hệ thống lớn có con người tham gia.


Một trong những yêu cầu của điều kiển học là máy điều hành phải phức tạp hơn hệ thống máy bị điều khiển. Hay nói cách khác, người quản lý cao hơn phải biết cách thực hiện các công việc của cấp dưới. Thí dụ cái máy tính ta đang dùng. Nếu ra nhiều lệnh đồng thời, máy không xử lý kịp là máy treo luôn . Gõ thế nào máy cũng ỳ ra. Có lẽ là bộ xử lý không đủ mạnh về tốc độ xử lý, có thể là không có chương trình tương thích để chạy, điều này có nghĩa là máy không đủ độ phức tạp để chấp hành các lệnh.


Hay như khi điều khiển hệ thống lớn có con người tham gia thì hãy nắm được các điều kiện tâm sinh lý của con người với tư cách là sinh vật. Sinh vật có quy luật là thường xuyên sinh ra những yếu tố chống lại các kích thích ngoại lai nhằm duy trì khả năng tồn

tại của mình. Cho nên một trong những quy tắc điều khiển hệ thống có con người tham gia là phải tạo ra các yếu tố kích thích nhằm làm cho con người muốn lao động. Con người không muốn lao động thì sao lao động có kết quả được. Phải cho người lao động thấy rằng họ cần làm việc. Làm việc thì có lương và có lương thì đỡ thiếu thốn hoặc dễ chịu trong cuộc sống. Làm việc tốt thì được khen thưởng, được kính trọng. Nếu chỉ kích thích kiểu " làm tốt được thưởng gì" nghĩa là chỉ kích thích một chiểu thuận thì , do con người là sinh vật nên tự sinh ra các yếu tố chống lại sự kích thích ngoại lai , nên điều này sẽ làm cho con người trơ nhờn với kích thích chiều thuận, dần dà, con người lại kém ham muốn lao động. Phải tồn tại kích thích chiều nghịch, nghĩa là nếu không ham muốn lao động sẽ bị giảm thu nhập , giảm uy tín trong cộng đồng, nói chính xác là sẽ bị trừng phạt, sẽ bị tác động kiểu kích thích ngược chiều.
Người lãnh đạo , qua thực tế công tác và qua rèn luyện phải xây dựng được quyền lực của lãnh đạo.
Trong khoa học về quản lý, quyền lực của lãnh đạo được hình thành từ 4 nguồn tiềm năng:
* Do chức vụ, địa vị tự thân nó tạo ra quyền lực của người lãnh đạo

* Do chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ tốt mà tạo được quyền lực vì điều phát biểu ra thường phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên.
* Do rèn luyện, đạo đức và tác phong cũng như quan điểm giải quyết công việc của cá nhân người lãnh đạo hình thành quyền uy lãnh đạo. Cuộc sống thực ngoài đời, người lãnh đạo phải là tấm gương về đạo đức. Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Xã hội Việt nam với nền văn hóa phương Đông, không cho phép người lãnh đạo buông thả cuộc sống thực của mình.

* Do tố chất, quyền uy bẩm sinh , do lịch sử, do kinh nghiệm lâu năm ở các nơi hoạt động trước đó của người lãnh đạo, do con dòng cháu giống. Loại quyền uy này tiềm ẩn dưới dạng phi vật chất, dạng uy tín quá khứ.
* Do hệ thống của tổ chức đem lại .

Xã hội ngày càng văn minh, quyền lực do chức vụ, địa vị, tố chất, bẩm sinh, ngày càng giảm ý nghĩa. Vấn đề là thực lực, là người lãnh đạo phải qua công tác của mình tại vị trí điều khiển của mình mà tự xây dựng cho mình uy tín.
Phải xây dựng quyền lực dựa vào quá trình vận động tự thân . Phải qua cách xử lý thực tế vì dân, vì quyền lợi của cộng đồng mà xây dựng uy tín cho mình. Cần tránh những thủ đoạn mỵ dân, ve vuốt dư luận để xây dựng cho mình uy tín giả tạo. Cách này không bền và thường thất bại trong điều hành thực tế.
Trong thời đại văn minh, sự rèn luyện hay nói cách khác là sự đào tạo một người quản lý, không những bằng cách lựa chọn các tiêu chí xã hội mà cần xem xét và đào tạo để cho người lãnh đạo biết xây dựng cho mình các tố chất:
* Tố chất nhạy cảm : Để làm tốt được vai trò lãnh đạo, yếu tố tố chất của người lãnh đạo rất cần thiết và có thể nói là cần nhất. Người lãnh đạo cần có cảm nhận về thái độ, tình cảm, mong muốn, buồn vui ... của những người chung quanh mình mặc dù khả năng tiếp xúc của người lãnh đạo cũng bị hạn chế như mọi người khác.
* Sự chính trực : Là điều mà thuộc cấp của người lãnh đạo chờ đợi . Sự chính trực mang đến niềm tin của quần chúng trong đơn vị. Đó là nhân tố để quần chúng quyết định có nên đi theo người lãnh đạo này hay không. Ít nhất thì người lãnh đạo, qua sự hình thành chiến lược sản xuất, qua sách lược thực hiện cũng như qua phương thức tác chiến phải để cho quần chúng thấy được rằng đã tồn tại ý niệm về sự chính trực của người lãnh đạo.

* Người lãnh đạo phải có nghị lực. Nghị lực để vượt qua các khó khăn từ ngoại cảnh. Nhiều khi sự tín nhiệm của quần chúng chỉ là ở đây.
* Sự tự tin : rất cần thiết để thực hiện các công việc, mà đôi khi lại chỉ đơn giản như làm sao diễn tả mạch lạc, rõ ràng trước quần chúng cái mà tổ chức mong muốn, điều cần làm của mọi người.

 

* Động lực làm lãnh đạo: điều này thể hiện sự khát khao hoàn thành nhiệm vụ. Nếu nhìn vào các nhu cầu của một con người theo thang phân định của A. Maslow, một triết gia lớn của thế kỷ 20, thì hai nhu cầu sau là esteem needs ( nhu cầu được tôn trọng ) và self-actualization needs ( mong muốn được tự thực hiện). Không đề cập đến tham vọng theo mọi nghĩa nhưng người lãnh đạo cần thiết phải có động lực làm lãnh đạo.
* Trí thông minh : không đòi hỏi người lãnh đạo phải thông minh nhất, có chỉ số IQ cao nhất, chuyên môn giỏi nhất nhưng phải có khả năng phân tích các vấn đề xuất hiện và nhạy cảm với cơ hội.
* Hiểu biết về nghiệp vụ mà mình thực hiện lãnh đạo. Mức độ hiểu biết về chuyên môn chỉ yêu cầu đủ để ra quyết định đúng lúc, đúng mức cần thiết. Không ai có đủ thời gian để làm chuyên môn thật giỏi mà lãnh đạo lại tuyệt vời cả.

 

      Tham khảo thêm:

 

           - Cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng

           - Cấp chứng chỉ quản lý dự án

 


10 tính cách và khả năng của cán bộ lãnh đạo cần được đào tạo để hình thành chắc chắn là:


1. Tầm nhìn

2. Sự đam mê và đức hy sinh

3. Sự tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ

4. Biết xây dựng hình ảnh tốt

5. Sự gương mẫu

6. Vai trò bên ngoài

7. Tạo sự tin tưởng cho những người thuộc cấp

8. Có khả năng phát động khi cần thiết

9. Khả năng cấu trúc tốt

10. Có khả năng truyền cảm tốt.

1 Vote /