Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
Liên hệ Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) - 0909.099.583 để đăng ký xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 dịch vụ trọn gói 100%
1. Lĩnh vực hoạt động được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I, II, III :
a) Tư vấn lập quy hoạch xây dựng (QHXD);
c) Khảo sát xây dựng (KSXD);
c) Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng (DAĐT);
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA);
đ) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng (TKXD);
e) Giám sát thi công xây dựng (GSXD);
g) Kiểm định xây dựng (KĐXD);
h) Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng (QLCP);
i) Thi công xây dựng công trình (TCXD).
Một tổ chức có thể đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp xây dựng cho một hoặc nhiều lĩnh vực, hạng năng lực của từng lĩnh vực tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức đối với lĩnh vực đó theo quy định của Thông tư này.
2. Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1,2,3 do Sở Xây Dựng & Bộ Xây Dựng cấp cho tổ chức / doanh nghiệp là chứng chỉ có bìa, màu xanh nhạt, kích thước 21x 29,7cm.
3. Quản lý số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
a) Số chứng chỉ bao gồm 03 nhóm ký hiệu như sau:
- Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục số 09 Thông tư này.
- Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.
- Nhóm thứ ba: nhóm ký tự ký hiệu theo lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này.
Các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-).
4. Nội dung của chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm:
a) Thông tin cơ bản về tổ chức được cấp chứng chỉ: Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, các thông tin liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức.
b) Tên cơ quan cấp, chữ ký và đóng dấu.
c) Lĩnh vực hoạt động và hạng chứng chỉ (Ghi rõ các nội dung quy định tổ chức được phép hoạt động).
đ) Thời hạn có giá trị của chứng chỉ, thứ tự số lần cấp chứng chỉ.
e) Các chỉ dẫn khác.
5. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1.
b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2, hạng 3 đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
c) Trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ năng lực tổ chức hoạt động xây dựng với nhiều lĩnh vực với hạng khác nhau, trong đó có lĩnh vực đề nghị cấp năng lực hạng I thì tổ chức có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình tại cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng.
6. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực trong thời hạn 5 năm. Tổ chức có chứng chỉ năng lực đã hết hạn, nếu có nhu cầu hoạt động xây dựng phải làm thủ tục cấp đổi lại theo quy định.
Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Bạn muốn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho nhanh nhưng không phải chuẩn bị những gì? Cần đáp ứng các điều kiện nào? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả các vấn đề về điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cũng như thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?
Tại khoản 1, 2, 3 Điều 57 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau:
“Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
- Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
- a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
- b) Lập quy hoạch xây dựng.
- c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
đ) Thi công xây dựng công trình.
- e) Giám sát thi công xây dựng công trình.
- g) Kiểm định xây dựng.
- h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.”
Theo quy định trên thì hầu hết các lĩnh vực hoạt động xây dựng như khảo sát, lập quy hoạch,... thì tổ chức phải có chứng chỉ năng lực xây dựng.
Tuy nhiên pháp luật mới chỉ quy định những tổ chức trong nước bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng còn đối với tổ chức nước ngoài thì lại không bắt buộc.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng là văn bản đánh giá năng lực vắn tắt của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Mã số chứng chỉ năng lực: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định được cấp một Mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.
Chứng chỉ năng lực xây dựng được phân thành 3 hạng khác nhau là: hạng 1, hạng 2 và hạng 3. Mỗi hạng sẽ đòi hỏi các điều kiện khác nhau.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng dù là hạng 1 hay hạng 2, hạng 3 thì đều phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh hoặc có quyết định thành lập
- Nội dung đề nghị cấp chứng chỉ phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động
- Nhân sự chủ chốt và công ty phải có hợp đồng lao động
- Các nhân sự khác làm việc cho tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng phù hợp.
Do đó, một doanh nghiệp muốn xin cấp chứng chỉ phải đáp ứng được các điều kiện trên.
Tùy thuộc vào từng phân hạng mà doanh nghiệp muốn cấp là hạng 1 hay hạng 2 hoặc hạng 3 thì sẽ phải thỏa mãn những điều kiện riêng theo quy định pháp luật.
Ví dụ: Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng hạng 1
- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.
Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng hạng 2:
- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng hạng 3:
- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Trình tự, thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Bạn phải thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm tài liệu, giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng.
- Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
- Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp) theo mẫu
- Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai.
Sau đó nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng điện tử trực tuyến.
- Bộ Xây dựng nếu là chứng chỉ hạng 1
- Sở Xây dựng nếu là chứng chỉ hạng 2 và hạng 3
Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Khi nhận được hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và cấp chứng chỉ nếu hồ sơ hợp lệ trong thời hạn cụ thể:
- 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực;
- 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực;
Trường hợp mà hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hồ sơ (thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị).
Các mẫu đơn theo mẫu
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền)
- Tên tổ chức: ....................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:........................................................................................................
- Số điện thoại: ………………………………Số fax:...........................................................
- Email …………………………………Website: .................................................................
- Người đại diện theo pháp luật:.......................................................................................
Họ và tên: ………………………………….Chức vụ: .............................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập
số: …………………….Nơi cấp:…………………… Ngày cấp: .............................................
- Ngành nghề kinh doanh chính:........................................................................................
- Mã số chứng chỉ năng lực (nếu có):................................................................................
Số Chứng chỉ: …………………….ngày cấp ……………….nơi cấp: ....................................
Lĩnh vực hoạt động xây dựng: .............................................................................................
- Danh sách cá nhân chủ nhiệm, chủ trì, cá nhân có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề và cá nhân tham gia, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan của tổ chức
- a) Danh sách cá nhân chủ nhiệm, chủ trì, cá nhân có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề:
STT |
Họ và tên |
Vị trí/Chức danh |
Số chứng chỉ hành nghề1 |
Điện thoại liên hệ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
- b) Danh sách cá nhân tham gia, công nhân kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực cấp chứng chỉ:
STT |
Họ và tên |
Vị trí/chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Điện thoại liên hệ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
- Kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ:
STT |
Nội dung hoạt động xây dựng |
Thông tin công trình |
Chủ đầu tư |
Ghi chú |
1 |
Nội dung công việc thực hiện: ……….. |
(Tên dự án/công trình; nhóm dự án; loại, cấp công trình; vị trí xây dựng) |
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
- Kê khai máy móc, thiết bị (đối với tổ chức thi công xây dựng, tổ chức khảo sát xây dựng)
STT |
Loại máy móc, thiết bị phục vụ thi công |
Số lượng |
Công suất |
Tính năng |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Sở hữu của tổ chức hay đi thuê |
Chất lượng sử dụng hiện nay |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng với nội dung như sau:
Lĩnh vực hoạt động: ………………………………………Hạng: ............................................
□ Cấp lần đầu, điều chỉnh hạng
□ Cấp lại
Lý do đề nghị cấp lại chứng chỉ: ..........................................................................................
□ Điều chỉnh, bổ sung
(Tên tổ chức) chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai nêu trên và cam kết hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.
|
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN VÀ XÁC ĐỊNH HẠNG CỦA CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
- Họ và tên: .......................................................................................................................
- Trình độ chuyên môn: ....................................................................................................
- Thời gian có kinh nghiệm nghề nghiệp (năm, tháng): ...................................................
- Đơn vị công tác: .............................................................................................................
- Quá trình hoạt động chuyên môn trong xây dựng:
STT |
Thời gian công tác |
Đơn vị công tác/ Hoạt động độc lập |
Kê khai kinh nghiệm thực hiện công việc tiêu biểu |
Ghi chú |
1 |
|
|
Nhóm dự án/cấp công trình:... Loại công trình:………………. Chức danh/Nội dung công việc thực hiện:……………………..
|
|
2 |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
- Số Chứng chỉ hành nghề đã được cấp: ………………………….Ngày cấp:………………………. Nơi cấp: …………………. Phạm vi hoạt động: ...............................................................................................................
- Tự xếp hạng: ............................................................................................................. (1)
Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Xác nhận của cơ quan, |
Tỉnh/thành phố, ngày…./…./….. |
Trên đây là những phân tích về điều kiện cũng như thủ tục để xin chứng chỉ năng lực xây dựng. Nếu bạn đang cần xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hãy xem xét thật kỹ và để tiết kiệm thời gian thì bạn nên sử dụng dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng của đơn vị uy tín và chất lượng, Viện Xây dựng là một trong số đó.
Liên hệ & Đăng ký chứng chỉ năng lực xây dựng trọn gói 100%
Các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực xây dựng có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng xin vui lòng liên hệ với đơn vị chúng tôi qua Hotline: 0904.889.859 - 0909.099.583 để được tư vấn & làm việc nhanh nhất.
Viện Xây Dựng
Một vài mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng dành cho doanh nghiệp và tổ chức