Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận khối lượng hoàn thành, các khối lượng phát sinh và làm các thủ tục thanh toán. Các trường hợp có khối lượng phát sinh nhỏ, Ban Quản lý dự án xây dựng yêu cầu đơn vị thi công giải trình, được tổ chức thiết kế chấp thuận.
Ban quản lý dự án xây dựng có chức năng tham mưu, đề xuất giúp chủ đầu tư thực hiện việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của trường; thực hiện việc quản lý, giám sát các hoạt động xây dựng dự án đã được HĐQT phê duyệt. Ban QLDA có nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng (nếu cần), chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình.
2. Chuẩn bị Hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng hợp dự toán xây dựng công trình để HĐQT tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.
3. Lập Hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
4. Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, tài liệu giúp chủ đầu tư, Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu.
5. Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình đã có đủ điều kiện.
6. Giúp chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đã ký kết. Thực hiện thanh toán giai đoạn hoàn thành và tổng quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình đã hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng.
8. Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận khối lượng hoàn thành, các khối lượng phát sinh và làm các thủ tục thanh toán. Các trường hợp có khối lượng phát sinh nhỏ, Ban QLDAXD yêu cầu đơn vị thi công giải trình, được tổ chức thiết kế chấp thuận.
Tham khảo thêm:
- Lớp học chứng chỉ quản lý dự án tại Hà Nội
- Lớp học chứng chỉ quản lý dự án tại TPHCM
9. Nghiệm thu bàn giao công trình. Tổ chức giám định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho các tổ chức, đơn vị quản lý để đưa vào khai thác, sử dụng.
10. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
11. Lập kế hoạch xin cấp vốn. Công khai, phân khai chi tiết vốn theo năm kế hoạch.
12. Giúp chủ đầu tư thực hiện việc quản lý vốn, thu, chi kinh phí cho các hoạt động của Ban Quản lý dự án xây dựng cho cán bộ, nhân viên tham gia trực tiếp trong biên chế và hoạt động kiêm nhiệm hoặc hoạt động quản lý theo đúng quy định và chế độ hiện hành, công khai minh bạch.
13. Được đề nghị để đình chỉ các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, không đảm bảo an toàn và không đảm bảo yêu cầu của Hồ sơ thiết kế được duyệt.
14. Báo cáo kịp thời nếu xét thấy bên nhận thầu làm không đúng hoặc không đạt yêu cầu theo quy định của công tác nghiệm thu; đề xuất, kiến nghị xử lý theo đúng luật định.
15. Kiến nghị với chủ đầu tư & HĐQT những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình hoặc đảm bảo tiến độ thi công (kể cả việc thay thế hoặc sửa đổi những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế nếu cần thiết).
Viện Xây Dựng