Hoạt động xây dựng là hoạt động thiết yếu và rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi gia đình, xã hội, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự an toàn của con người. Vì vậy khi muốn tham gia vào hoạt động xây dựng trong một số trường hợp pháp luật đặt ra những nguyên tắc nhất định và buộc chủ thể muốn tham gia vào hoạt động xây dựng thì phải có chứng chỉ. Đặc biệt là chứng chỉ năng lực. Vậy chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là gì? Áp dụng với mọi đối tượng không? Trình tự, thủ tục xin cấp như thế nào? Có nên lựa chọn dịch vụ tư vấn tư hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

 

Tư vấn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựngTư vấn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Hiểu thế nào về chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1?

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là văn bản đánh giá năng lực vắn tắt của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 bắt buộc không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 57 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau:

1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

  1. a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
  2. b) Lập quy hoạch xây dựng.
  3. c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  4. d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

đ) Thi công xây dựng công trình.

  1. e) Giám sát thi công xây dựng công trình.
  2. g) Kiểm định xây dựng.
  3. h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  4. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).

Theo quy định trên không phải lĩnh vực xây dựng nào cũng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng mà chỉ có những lĩnh vực pháp luật quy định mới buộc tổ chức thực hiện phải có chứng chỉ năng lực xây dựng nói chung và chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 nói riêng.

Trong các hoạt động xây dựng có hai lĩnh vực không thuộc trường hợp bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực. Đó là hoạt động kiểm định xây dựng và hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 08/2018/TT-BXD.

Như vậy, đối với tổ chức trong nước khi hoạt động xây dựng thuộc vào các lĩnh vực theo quy định thì phải xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng. Đây là điều kiện bắt buộc để hành nghề hợp pháp.

 

Để có chứng chỉ năng lực xây dựng cần phải đáp ứng những điều kiện nào?

Bên cạnh các điều kiện chung cần thỏa mãn đối với cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì việc cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau:

  • Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
  • Tổ chức đó tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau:
    • Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
    • Lập quy hoạch xây dựng.
    • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
    • Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
    • Thi công xây dựng công trình.
    • Giám sát thi công xây dựng công trình.

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 được cấp khi nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực;
  • Cấp lại chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 149 Luật Xây dựng 2014.

Như vậy thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1 là Bộ Xây dựng cụ thể là Cục Quản lý hoạt động xây dựng.

Trình tự, thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;
  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
  • Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  • Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.

Trừ đơn đề nghị và hợp đồng, biên bản nghiệm thu thì các tài liệu theo còn lại phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu;
  • Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;
  • Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

Cách thức nộp:

  • Qua mạng trực tuyến
  • Bưu điện
  • Trực tiếp.

Bước 2: Xem xét và cấp chứng chỉ năng lực

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực xây dựng trong thời hạn:

  • 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực;
  • 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực;

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Về hiệu lực và phạm vi hoạt động của chứng chỉ

Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm. Chứng chỉ này có hiệu lực dài hơn so với chứng chỉ hành nghề (05 năm).

MẪU CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

 

TÊN CƠ QUAN CẤP
CHỨNG CHỈ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

CHỨNG CHỈ
NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Số: ………………………….
(Ban hành kèm theo Quyết định số: ... ngày ....)

Tên tổ chức:..........................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập số: .....................................

Ngày cấp ……………………………………………Nơi cấp: ..................................................

Tên người đại diện theo pháp luật: ……………………………………..Chức vụ: ..................

Địa chỉ trụ sở chính: .............................................................................................................

Số điện thoại: ………………………………………………Số fax: ..........................................

Email: ……………………………………………….Website: ..................................................

Phạm vi hoạt động xây dựng:

  1. Tên lĩnh vực hoạt động (ghi rõ loại dự án/loại công trình): …………………Hạng: .............
  2. Tên lĩnh vực hoạt động (ghi rõ loại dự án/loại công trình): …………………Hạng: .............

3 ………………

Chứng chỉ này có giá trị đến hết ngày ……./……../………….

 

 

……….. , ngày ....tháng....năm 20...
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

 

chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 có phạm vi hoạt động rộng hơn so với các hạng còn lại: Được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

Những khó khăn thường gặp khi xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Doanh nghiệp bạn muốn xin cấp chứng chỉ năng lực để thực hiện hoạt động hành nghề hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bạn gặp nhiều khó khăn phát sinh, phổ biến là:

  • Lo lắng về năng lực xây dựng của doanh nghiệp mình?
  • Không nắm rõ quy trình làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề năng lực công ty, tổ chức xây dựng là gì?
  • Hồ sơ thủ tục gồm những gì? Chi phí bao nhiêu?
  • Kê khai hồ sơ như nào cho chính xác?
  • Công ty bạn không tự phân loại cấp và loại công trình dẫn đến đánh sai hạng năng lực.

Để giải đáp những thắc mắc cũng như thực hiện xin cấp chứng chỉ nhanh chóng, hiệu quả tại sao bạn không chọn dịch vụ tư vấn tư của Viện Xây dựng nhỉ.

Tại sao nên sử dụng  dịch vụ tư làm chứng chỉ hành nghề hạng 1 tại Viện Xây Dựng?

Viện Xây Dựng được thành lập từ lâu đời. Viện tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn làm chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Như vậy chúng tôi đã cung cấp bạn những thông tin hữu ích về chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1. Qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn doanh nghiệp mình cần làm những gì nếu muốn có chứng chỉ năng lực để tiết kiệm thời gian, chi phí.

 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa ) - 0909.099.583 (Ms.Lam) để được tư vấn miễn phí nhé.

 

5 Vote /